Close

Tư vấn nhà nông

Quản Lý Sâu Hại Trên Cây Vú Sữa & Lời Khuyên Của Chuyên Gia

*Trả lời:

Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa & Giữ Trái Sầu Riêng

*Trả lời: 

Canh Tác Cà Phê & Lời Khuyên Của Chuyên Gia

Giải Pháp Tăng Đậu Trái - Chống Rụng Trái Non

*Trả lời:

unnamed

Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có thể nói giai đoạn ra hoa và đậu trái là giai đoạn cực trọng, quyết đinh đến năng suất của vườn cây và chất lượng của nông sản do vậy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nhà vườn.

Trong quá trinh đi thực tế cùng nhà vườn, chúng tôi thấy bà con thường gặp phải một số vấn đề sau trong canh tác

+ Cây ra nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp

+ Cây đậu nhiều trái nhưng rụng nhiều

+ Trái lớn chậm, mầu sắc, hình dạng bên ngoài không đẹp, chất lượng kém ( độ ngọt…)

Các nguyên nhân được chỉ ra như sau:

+ Quá trinh thụ phấn không thành công ( hạt phấn không kết hợp được với noãn, không đủ hạt phấn..)

+ Rụng sinh lý do cây không cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi trái, đặc biệt là sự thiếu hụt Boron

Từ thực tế trên đây, sau khi nghiên cứu về cơ chế tự nhiên của quá trinh ra hoa, thụ phấn, sự phát triển của trái. Các nhà khoa học thuộc tập đoàn Behn Meyer đưa ra các giải pháp sau

+ Bổ sung Auxin giúp cho quá trinh thụ phấn diễn ra thành công hơn

+ Cung cấp cân đối các chất điều hòa sinh trưởng như

>> Giberellin: cho sự phát triển của trái và hạn chế rụng trái non

>> Cytokinin: cho bộ rễ khỏe, giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn cho việc nuôi trái

Cặp đôi Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron " Hoa Khỏe - Trái Sai" là một cách hiện thực hóa giải pháp này. 

Basfoliar Boron giúp cho sự nảy mầm của hạt phấn + Basfoliar Kelp giúp kéo dài ống phân nhờ nguồn Auxin trong Basfoliar Kelp : Tăng tỷ lệ thụ phấn hình thành trái ( một số cây như chôm chôm khi bổ sung Auxin cũng làm tăng lượng phấn hoa)

Việc bổ sung Auxin trong Basfoliar Kelp giúp cây trồng tự tổng hợp nên Gibberellin:  giúp trái phát triển mạnh, tăng trọng lượng, Gibberellin cùng với Boron à hạn chế tình trạng rụng trái.

Auxin trong Basfoliar Kelp thúc đẩy quá trình tổng hợp cytokinin trong cây trồng, nên cây trồng tạo ra nhiều rễ  hơn à khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất tốt hơn nên gia tăng chất lượng trái

Từ Auxin có trong Basfoliar Kelp, cây trồng tự tạo ra Gibberellin & Cytokinin nên bảm bảo sự cân bằng hormone tự nhiên vốn có trong thực vật.

Sử dụng Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron trước khi hoa nở và sau khi trái non hình thành là một giải pháp hoàn hảo!

Basfoliar Kelp có đặc điểm gì?

Nguồn Auxin, các aminoacid, Vitamin được triết xuất từ rong biển Ecklonia Maxima với phương pháp   Afrikelp, nên giữ lại được đầy đủ phẩm chất của các chất này có trong loại rong biển này (Ecklonia Maxima là loại rong biển có hàm lượng Auxin có hoạt tính cao- free Auxin).

Điều này khác hẳn với nguồn Auxin hóa học ( tổng hợp từ các chất hóa học) hoặc Auxin được ly trích bằng phương pháp thông thường - phương pháp nhiệt ( làm giảm phẩm chất của Auxin, Vitamin, Amino acid)

Đây là lý do của sự khác biệt giữa Basfoliar Kelp và các sản phẩm khác trên thị trường

Basfoliar Boron

Basfoliar Boron được sản xuất với nguồn nguyên liệu tinh khiết nên cho hiệu quả tốt nhất ngay khi sử dụng

Hai sản phẩm đều được sản xuất ở Âu Châu và chất lượng được kiểm tra bởi trường đại học của Đức.

Tỷ lệ đậu trái của chôm chôm sau khi sử dụng cặp đôi Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron

Basfoliar_Kelp_+_Basfoliar_Boron_Chom_Chdom

Basfoliar_Kelp_+_Basfoliar_Boron_Chom_Chom

Basfoliar_Kelp_+_Basfoliar_Boron_Chom_ffChom

Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Thanh Long

*Trả lời:

CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG

Câu hỏi 1: Vào vụ nghịch tiết trời lạnh, có thêm gió cần chăm sóc thế nào cho cây thanh long phát triển tốt?

Để đạt được một vụ trái chong đèn đạt hiệu quả thì phụ thuộc vào 6 yếu tố sau:

+ Thời tiết khi chong đèn lạnh hay nóng, có mưa hay sương mù, áp thấp nhiệt đới…

+ Sức khỏe cành thanh long có khỏe, có chắc hay không.

+ Thời gian thắp sáng dài hay ngắn, hiệu điện thế của lúc chong đèn (hiệu điện thế cao 190 – 220V cơ hội thành công tốt hơn, hiệu điện thế 120 – 130 V, và thời gian thắp ngắt quảng thì thành công ít hơn).

+ Kĩ thuật chăm sóc của bà con trước khi chong đèn, lúc chong đèn và sau khi chong đèn.

+ Kĩ thuật mắc bóng (xen kẽ hay không xen kẽ, mắc cao hay mắc thấp, mắc ngã 2 hay ngã 4)

+ Kinh nghiệm của nhà vườn (trời lạnh thời gian thắp sáng dài hơn 18 – 20 đêm, treo bóng dày hơn, sau rút đèn tưới nước tạo sốc tăng khả năng ra nụ, sáng sớm khi cành thanh long còn ướt sương thì kéo dài thời gian thắp sáng khoảng 30 phút đến 1 giờ để cành thanh long khô đến khi có ánh nắng mặt trời sẽ tăng hiệu quả hơn).

Câu hỏi 2: Áp dụng biện pháp chăm sóc nào để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho Thanh Long sau đợt thu hoạch trái, tăng sức đề kháng đồng thời hạn chế sâu bệnh?

Sau mỗi đợt thu hoạch cần lưu ý một số điều sau:

+ Phải vệ sinh vườn bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh (nấm mốc, rong rêu, các cành hư thối).

+ Hồi phục lại bộ rễ bằng các loại phân lân photphorit, lân long thành hạt, hoặc các chế phẩm kích thích ra rễ (chú ý sau khi khôi phục bộ rễ cần kiểm tra định kì 7 ngày/lần đễ tránh bón phân khi rễ còn non làm cháy rễ).

+ Sau khi khôi phục bộ rễ, bón phân cần chú ý đến vấn đề tưới nước và tủ gốc (không nên tủ gốc quá dày để tránh hiện tượng rễ bị yếm khí sẽ thối, tủ gốc vào mùa nắng thì tủ dày phía ngoài còn ở trong hầu như không có thì bộ rễ phát triển rất tốt).

Câu hỏi 3: Vườn thanh long trong giai đoạn chưa khép tán, có trồng xen thêm rau xanh. Vậy việc trồng xen rau xanh có gây ra sâu bệnh gì ở rễ thanh long, và biện pháp phòng trị như thế nào?

Thanh long trong giai đoạn chưa khai thác có thể trồng xen một số loại rau nên trồng bên ngoài không nên trồng trong bồn thanh long vì một số loại rau như rau hung, bầu, bí dưa leo, khổ qua thì có thể một số nấm bệnh của các loại cây này sẽ lây qua rễ cây thanh long. Tốt nhất nên trồng xen các loại cây họ đậu (vừa có thêm thu nhập, cố định đam trong đât, và tận dụng thân cành để tủ gốc).

Câu 4:

Những ngày thời tiết âm u, mưa có dạng hạt sương quan sát dây thanh long thấy vàng. Vậy thời tiết như thế có khả năng xảy ra sâu bệnh gì không và biện pháp phòng trừ như thế nào?- Sử dụng phân chuồng cho vườn thanh long thấy suất hiện nhiều loại côn trùng như bọ hung, sâu nhớt, sâu cắn phá…có phải sử dụng phân chuồng gây ra các loại sâu hại này không và biện pháp phòng trừ các loại sâu hại này như thế nào?

+ Những ngày trời âm u, có mưa nếu thấy dây thanh long vàng ngoài lớp biểu bì mà chưa rách thì không cần quan tâm . Còn nếu vàng dây mà lớp biểu bì bị rách thì cần  phòng trừ để tránh nấm bệnh tấn công.

+ Vấn đề sử dụng phân chuồng: nếu sử dụng phân chuồng tươi chưa hoai mục thì sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ, gây hư thối rễ, sinh ra con sùng sống dưới đất nó sẽ ăn hết toàn bộ rễ thanh long sau khi vũ hóa nó sẽ thành con bọ xè và tiếp tục cắn phá trái thanh long. Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai kết hợp với các chế phẩm sinh học như trichoderma…

Câu 5: Đối với thanh long già cỗi cho năng suất thấp thì xử lý như thế nào để trẻ hóa thân cành để chong đèn cho năng suất và hiệu quả?

Cần loại bỏ các dây đã bệnh, chừa lại 60 – 80 dây đầu tiên.

+ Dùng cào răng bằng cào hết lớp mùn không còn chất.

+ Bón lân khôi phục bộ rễ.

+ Mỗi năm nên lấy 20 cành mới.

Câu 6: Vườn thanh long nhà tôi bón phân hữu cơ vi sinh, gần đây quan sát thấy bộ rễ không phát triển, xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

+ Bón phân hữu cơ vi sinh mà rễ không phát triển có thể do pH thấp cần kiểm tra pH đất (có thể dùng giấy quỳ kiểm tra rồi so sánh với bảng màu pH).

+ Để khắc phục cần cào rơm ra, trộn lân photphorit hoặc lân long thành hạt với phân hữu cơ khoáng Growell 3-3-3,  theo lượng khuyến cáo để bón, sau đó tủ rơm lại và phía bên trên có thể phun các chế phẩm kích thích ra rễ 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau một tuần.

Câu 7: Thanh long vừa mới cắt trái xong muốn chong đèn để có lứa trái tiếp theo bán vào tết nguyên đán thì cần bón những loại phân gì, phun thuốc dưỡng cành như thế nào để cây nhanh hồi phục để cho trái nhiều, năng suất cao?

Trước khi chong đèn cần có hai lần phun bón lá cách nhau 5 – 7 ngày,  phun Avant natur giúp dây phục hồi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất. sau đó treo bóng sẽ đạt hiệu quả.

Câu 8: Những yếu tố thời tiết nào, sâu bệnh nào thường tấn công bộ rễ cây thanh long và các giải pháp để ngăn ngừa?

Bộ rễ thanh long phụ thuộc vào các yếu tố:

+ PH: nếu pH quá thấp (ở mức 1, 2, 3) thì bộ rễ không phát triển, làm rễ bị đen và thối.

+ Độ ẩm: cần xác định ẩm độ cho vườn thanh long (ẩm độ 40 – 50% không cần tưới, ẩm độ 20 – 30% thì tưới, ẩm độ 70 – 80% thì cần cào rơm ra). Trên thị trường hiện nay có máy vừa đo được độ pH và vừa đo được độ ẩm.

+ Hệ vi sinh vật trong vùng đất, vùng rễ. Hệ vi sinh vật có lợi (vi sinh vật phân giải lân, phân giải xenlulo, cố định đạm, một số vi sinh vật đối kháng…) sẽ làm cho đất thông thoáng. Nếu toàn vi sinh vật có hại thì rễ sẽ không phát triển được.

+ Tập đoàn nấm bệnh, tuyến trùng cũng làm cho bộ rễ bị hư.

Câu 9: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng sức để kháng cho cây thanh long có thể hạn chế được loại sâu bệnh gì không?

+ Chất điều hòa sinh trưởng như GA3, thiên nông khi mình phun vào thì tế bào dãn ra hay dài ra.

+ Chất kích kháng khi mình phun vào nó thấm vào trong cây trồng làm cho tế bào hoạt hóa từ chỗ hoạt động yếu chuyển sang hoạt động mạnh sẽ hút chất dinh dưỡng nhiều thì cây quang hợp mạnh, nhựa nguyên và nhựa luyện làm cho cây, khi cây khỏe sẽ chống được nhiều sâu bệnh.

Cần phân biệt rõ hai thuật ngữ chất điều hòa sinh trưởng và chất kích kháng để sử dụng cho hợp lý.

Câu 10: Sử dụng phân bón hóa học, phân hữu cơ như thế nào cho hợp lý để không làm tổn thương bộ rễ hay phát sinh sâu bệnh hại, cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cây trồng nói chung nếu bộ rễ chắc, bộ rễ khỏe mạnh thì cây sinh trưởng phát triển tốt thì các đối tượng dịch hại ít khi xâm nhập được và điều kiện thời tiết bất lợi cây trồng sẽ chống chịu tốt hơn, để bộ rễ phát triển tốt cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Trước khi bón phân cho vườn thanh long cần kiểm tra bộ rễ xem thử có rễ mới hay không, bộ rễ có hư thối hay không.

+ Nếu bộ rễ hư thối thì tuyệt đối không được bón phân vô cơ đặc biệt là phân đạm. Tuyệt đối không được bón phân hữu cơ chưa hoai mục, chưa ủ.

+ Dùng các loại lân có hàm lượng canxi cao (lân long thành hạt, lân photphorit).

+ Phun Basfoliar Kelp để giúp bộ rễ phục hồi ( Basfoliar Kelp là sản phẩm ly trích từ rong biển Eklonia Maxima, bổ sung nguồn Auxin tự nhiên tính khiết)

+ Khi có lớp rễ trắng mới phải chờ lớp rễ này 5 – 7 ngày khi đã chuyển sang màu ngà chúng ta mới có thể bón phân…

Câu 11: Có trường hợp nào bộ rễ thanh long kém phát triển mà không phải do côn trùng gây hại không? Nếu có thì biện pháp khắc phục là gì?

Bộ rễ bị côn trùng gây hại thì có thể phát hiện bằng mắt, nếu ta xử lý côn trùng và mầm bệnh mà rễ không phát triển có thể là do pH đất quá thấp (thanh long pH tốt nhất 5 – 6,5) vì vậy cần nâng cao độ pH đất (có thể kết hợp vôi + lân + hữu cơ).

Câu 12: Cây thanh long đang trổ hoa gặp ong nuôi đến hút mật thì có ảnh hưởng gì không?

Ong mật đến hút mật thì bà con nên yên tâm, khi ong đến hút mật thì các loại côn trùng hại thanh long như bọ trĩ, bọ xè sẽ không có và không ảnh hưởng gì đến trái thanh long.

Câu 13: Thời tiết vào dịp gần tết ban đêm trời lạnh, sáng sớm thì sương nhiều, với thời tiết như vậy sẽ phát sinh những loại bệnh hại gì?

Bà con cần chú ý các vấn đề sau:

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên làm tăng tốc độ và khả năng lớn, phình to của quả tốt hơn tuy nhiên với áp lực sương nhiều đặc biệt vườn đang chong đèn thì sẽ ảnh hưởng đến các mắt gai sẽ ảnh hưởng đến ra hoa đậu quả sau này. Với áp lực của sương nhiều nên tiến hành rửa, phun nước vào buổi sáng để làm sường muối tan đi.

+ Bênh cạnh đó có các sâu bệnh hại thanh long như bọ trĩ, bệnh thán thư, rệp sáp hại thanh long trong thời tiết như vậy.

Câu 14: Thời tiết lạnh trên thanh long xuất hiện các loại sâu bệnh hại nào ảnh hưởng đến chất lượng trái, và áp dụng các biện nào để quản lý các loại sâu bệnh này?

Thời tiết lạnh xuất hiện các loại sâu bệnh hại sau:

+ Thán thư , muội đen, bọ trĩ, cháy mép cành non, cháy tai đầu những trái vừa rút râu, vàng đầu trụ, rệp sáp và đốm nâu.

+ Biện pháp quản lý : thăm vườn thường xuyên (nhìn quanh trụ, nhìn hoa, nhìn trái, quan sát dưới gốc), bón phân cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

Câu 15: Vào mùa nắng thấy xuất hiện rệp sáp gây hại vườn thanh long sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng trái và biện pháp phòng trừ rệp sáp hiệu quả?

Rệp sáp thì gây hại cả ở thân cành, quả và gây hại cả trên rễ.

+ Quả: rệp sáp làm quả mất màu sắc, chích hút nhựa làm trái, chồi non kém phát triển.

+ Sự xuất hiện của rệp sáp kéo theo xuất hiện của bồ hóng, kiến

Thường xuyên thăm vườn phát hiện kịp thời, sử dụng các loại thuốc trị rệp sáp pha thêm chất bám dính phun cách 7 ngày/lần, đối với những vườn bị nặng thì có thể phun 2 – 3 ngày/lần.

Câu 16: Vườn thanh long bị teo tóp dây, xin hỏi làm thế nào để cho dây phát triển bình thường trở lại?

Đất cát và đất cát pha nên chất hữu cơ trong đất kém với hiện tượng trên liên quan đến pH và tập đoàn nấm bệnh thì chị có thể thực hiện một số bước sau đây:

+ Kiểm tra bộ rễ, kiểm tra độ pH.

+ Sử dụng lân photphorit (lân long thành hạt) và vôi humic (mỗi loại 1kg/trụ thanh long 3 – 5 năm; 7 – 10 năm thì bón 1,5kg/trụ mỗi loại; 15 – 20 năm bón 2kg/trụ mỗi loại). Trước khi bón nên cào hết rơm rác ra hết để lộ bộ rễ ra sau khi bón thì tủ rơm lại không cần tủ dày, và tưới nước 2 -3 lần mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày không cần tưới đẫm (chỉ tưới đủ ẩm) sau tưới 12 – 15 ngày thì bộ rễ thanh long sẽ hồi phục.

Câu 17: Vườn thanh long bị vàng đầu trụ và thối bẹ, xin hỏi giải pháp nào để phòng trị?

Vào giai đoạn mùa nắng thì có hiện tượng vàng đầu trụ theo hướng mặt trời lặn bên cạnh đó chúng ta tưới nước vào buổi trưa, bón nhiều đạm và quản lý không tốt thì biểu bì sẽ bị rách và nấm bệnh sẽ xâm nhập vào gây hiện tượng thối và cành thanh long chỉ còn lại lõi với nhũng cành thanh long như vậy sẽ không cho đâm chồi được và những năm tới năng suất sẽ giảm. và vào mùa mưa nhiều thời tiết bất lợi thì xảy ra vàng theo hướng mặc trời mọc nếu quản lý không tốt thì sẽ giống hướng mặt trời mọc. vì vậy bà con cần lưu ý các điểm sau:

+ Tăng cường các loại phân có hàm lượng P, K, Ca, Mg, Si, Bo, Zn cao tăng khả năng đề kháng với bất lợi của môi trường. ( Basfoliar Combistipp, Avant natur)

+ Với các cành bị thối sử dụng các loại thuốc trị vi khuẩn, nấm để phòng trừ.

Câu 18: Thanh long trước khi chín thì bị đỏ đầu xin cho biết cách phòng trị như thế nào?

Khi đã bị hiện tượng đỏ đầu thì không có thuốc trị. Nên biện pháp chính là phòng bệnh vào hai giai đoạn chính là giai đoạn trước khi hoa nở 1 – 3 ngày và giai đoạn sau rút râu 1 – 3 ngày. Và trong khi rút râu nên mang theo một cái kéo, khi rút râu những quả nào có nhụy cái trắng từ bên trong ra bên ngoài thì trái đó sẽ không bị đỏ đầu. còn quả nào có nhụy cái bị thôi thâm đến gần bên dưới thì dùng kéo cắt bỏ nhụy đó và sử lý thuốc và sau đó một tuần ta xử lý thuốc thêm lần nữa.

Câu 19: Bón phân hữu cơ và bón vôi như thế nào là hợp lý?

Cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Phân hữu cơ phải ủ hoai trước khi bón. ( có thể dùng phân hữu cơ khoáng Growell 3-3-3 cung cấp cho cây)

+ Phân hữu cơ vi sinh khi bón thì yêu cầu đất phải đủ ẩm và phải được tủ kín để các dòng vi sinh vật hoạt động. Khi dùng phân vi sinh hạn chế các loại thuốc diệt các loại vi sinh vật có trong phân. Về liều lượng tùy đối tượng, và tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất mà bón cho phù hợp.

+ Bón vôi nên bón với lượng vừa đủ đến hơi thiếu một xíu. Tránh bón ồ ạt vì sẽ làm cháy rễ, giảm khả năng hấp thu một số chất có trong đất. trước khi bón vôi phải tưới nước đủ và sau khi bón xong tưới lại lần 2 để vôi hòa tan hết vào đất. Chú ý không nên trộn chung vôi với các loại phân vi sinh và các loại phân khác, kiểm tra pH đất trước khi bón để xác định lượng vôi cho phù hợp, trước khi mua cần xem xét chất lượng của các loại vôi.

Câu 20: Vào mùa nắng các loại bệnh sâu bệnh hại nào sẽ gây hại vườn thanh long ở Binh Thuận?

+ Vào mùa nắng hầu hết các vườn thanh long có hiện tượng vàng đầu trụ theo hướng mặt trời lặn, vào mùa mưa thì vàng theo hướng mặt trời mọc hiện tượng này nếu ta quản lý không tốt sẽ gây ra hiện tượng rách lớp biểu bì tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn tấn công gây thối chỉ còn lại lõi sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi và cho năng suất vào vụ sau rất hạn chế.

+ Bón phân chuồng chưa hoai mục dễ làm thối rễ. ( bà con nên sử dụng phân hữu cơ khoáng Growell 3-3-3 )

+ Hầu hết tất cả các vườn thanh long bình thuận có mật độ tuyến trùng rất cao gây hại rễ thanh long.

+ Điều kiện nắng nóng như  có chiều hướng gia tăng là rệp sáp, nguy hiểm nhất là rệp sáp gây hại dưới rễ.

Vào cuối mùa khô đầu mùa mưa nếu quản lý không tốt một số sâu bệnh hại sẽ chuyển tiếp qua mùa mưa (ốc ma, sên nhớt…).

Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Cây Cà Phê

*Trả lời:

cafe

Lợi ích khi sử dụng Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Cây Cà Phê:

  • Cây có bộ lá xanh khỏe, dày và bóng
  • Bung chồi, bung đọt mạnh, không có cành tăm
  • Hoa ra đều, đồng loạt, hạn chế ra hoa chanh
  • Trái lớn nhanh, ít bị rụng trái, nứt trái. 
  • Cà Phê chín đồng loạt, nhân nặng chắc
  • Tiết kiệm 50% lượng bón so với các phân bón thông thường
  • Tăng năng suất, tăng lợi nhuận

Slide1(10)

Slide2(1)

Slide1(9)

Slide2

Phục Hồi Vườn Cây Ăn Trái Sau Lũ

*Trả lời:

Sau khi nước rút, các vườn cây đều bị ảnh hưởng và thiệt hại. Nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:

- Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

- Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ dễ bị huỷ hoại.

- Do công trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (úng cục bộ hoặc từng phần) làm hạn chế và huỷ hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Các nguyên nhân trên làm rễ bị "nghẹt" sau đó bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa lũ. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:

- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.

- Cung cấp dưỡng chất qua lá là biện pháp tốt và nhanh nhất bằng 45ml Basforlia Kelp + 45ml Avant Natur công ty Behn Meyer cho bình 16 lít nước, vì sản phẩm này chứa nhiều thành phần cần thiết giúp cây nhanh phục hồi khi rễ cây khó hấp thu được dinh dưỡng để vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên lá cây. Bên cạnh đó, sản phẩm Basfolia Kelp và Avant Natur còn cung cấp ngay các khoáng tố cấp thiết cho cây trồng nhằm nuôi dưỡng các bộ phân trên cây như cây đang mang trái nhỏ, trái lớn. Do đó, cây trồng không bị mất sức khi đã bị ngậm nước. Sau khoảng 10 đến 15 ngày thì phun sản phẩm lại lần 2.

- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8-10cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.

Slide1(7)

Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Cây Trồng

*Trả lời:

Trong những năm gần đây, nhà nông đã quen với việc sử dụng phân bón qua lá cho cây trồng. Phân bón qua lá cùng với phân bón gốc đều là những cách bổ sung dinh dưỡng cho cây. Khi bón phân qua lá, tỷ lệ hấp thu của cây cao hơn qua phân bón gốc (>90%) và diện tích bề mặt lá lớn hơn so với bề mặt hệ thống rễ, nhưng chúng ta không thể thay thế phân bón lá bằng phân bón gốc, việc bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá chỉ thực hiện trong các trường hợp như : khi điều kiện môi trường gặp trở ngại ( bị khô, hạn, ngập úng) hoặc khi cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng cần cung cấp ngay hoặc vào những giai đoạn phát triển của cây mà phân bón gốc không đáp ứng kịp.

Thực tế cho thấy đặc điểm phân bón qua lá, cơ chế hấp thu vào trong cây ít nhà vườn có thông tin, nên cách chọn và sử dụng sản phẩm chưa đúng. Việc hấp thu phân bón qua lá tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như loại cây (cấu trúc và bề mặt lá), đặc tính phân bón lá, Điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) và cách sử dụng của nông dân.

Việc hấp thu phân bón lá phụ thuộc vào đặc tính của cây trồng. Những cây có lớp sáp dày khả năng hấp thu phân qua lá sẽ kém hơn. Trên một cây, lá non có khả năng hấp thu phân tốt hơn trên lá già. Con đường hấp thu dinh dưỡng vào lá chủ yếu ở mặt dưới lá, qua các khí khẩu, màng tế bào. Số lượng Khí khẩu trên lá của mỗi loại cây khác nhau có số lượng khác nhau, ở trong cây khí khẩu làm nhiệm vụ lấy CO2 để cây quang hợp và thoát hơi nước để cân bằng nhiệt độ ở trong cây. Màng tế bào có những kẽ hở rất nhỏ để các chất dinh dưỡng có thể xâm nhập vào. Hai con đường dinh dưỡng đi vào cây trồng này không dễ dàng nên vì vậy bên cạnh các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, amino acid thì các chất phụ gia đóng vai trò quan trọng, giúp cho các chất tan đi qua dễ dàng hơn.

Một loại phân bón qua lá để có hiệu quả cao trên cây trồng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần cho cây

+ Có các phụ gia giúp cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào lá nhanh hơn

+ Có hàm lượng Clo thấp để không gây ra tình trạng cháy lá

+ Kích thướt của các chất dinh dưỡng ở một dạng rất nhỏ (nano) để dễ hấp thu vào lá

+ Dễ dàng khi pha chế và phun xịt.

Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả phân bón qua lá. Khi sử dụng phân bón lá có điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm khô dung dịch nhanh, sự hấp thu dinh dưỡng bị kém đi do vậy việc chon thời điểm phun: khi có nhiệt độ thấp, gió nhẹ, ánh sáng thấp, ẩm độ cao đem đến hiệu quả cao trong sử dụng phân bón lá.

Cách sử dung phân bón lá của người nông dân là yếu tố quyết định đến hiệu quả phân bón qua lá, hai điều cần chú ý ở đây là:

+ Nhà nông cần tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất

+ Khi phun cần đảm bảo giọt thuốc phun mịn, bám được lên bề mặt lá

Việc sử dụng phân bón lá chỉ cho những trường hợp đã kể ở trên, việc lạm dụng phân bón lá sẽ mang lại nhiều tác hại, có thể kể đến như trong giai đoạn trái phát triển, nếu phun phân bón có nhiêu chất đạm gây sượng trái trên cây sầu riêng hoặc khi trái xoài phát triển tối đa sẽ làm bệnh thán thứ hoặc đốm đen vi khuẩn phát triển mạnh.

Bên cạnh các sản phẩm phân bón phức hợp được nhiều nhà vườn sử dụng như bộ sản phẩm Nitrophoska, bộ sản phẩm Entec, Blaukorn, Novatec. Công ty Behn Meyer còn được biết đến với bộ sản phẩm phân bón qua lá như Basfoliar K, Basfoliar Combistipp, Avant Natur.. tất cả các sản phẩm đều được sản xuất ở châu âu, với các dưỡng chất tinh khiết nhất.

Entec – Phân Phức Hợp NPK Tối Ưu Hóa Hiệu Quả Sử Dụng Phân Đạm Với Công Nghệ DMPP

*Trả lời:

Đạm là một trong những nguyên tố thiết yếu cho cây trồng, tham gia vào hầu hết các quá trình sinh trưởng và phát triển trong cây, Đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt, thiếu  đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể. Trong thực tế sử dụng phân bón có chứa đạm thì tỷ lệ cây sử dụng được rất thấp khoảng 40 % - 50% của lượng bón, việc này xảy ra là do quá trình chuyển hóa của đạm trong tự nhiên thành dạng khí N2O hoặc thành NO3 trực di xuống các lớp đất sâu bên dưới, việc này không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường với các hiệu ứng nhà kính hoặc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Ở trong đất cây hấp thu đạm (N) ở 2 dạng, đạm Amôn (NH4+) hoặc đạm Nitrát (NO3-), hai dạng đạm này có những đặc tính khác nhau:

Đạm Amon (NH4+): thường ít di động trong đất, do mang điện tích dương nên thường bị keo đất và các phân tử hữu cơ trong đất giữ lại. Điều này giải thích vì sao, đạm Amon thường có nhiều ở trong đất, và cây trồng có thể hấp thu được dạng đạm này nếu nó có sẵn trong dung dịch đất trong vùng rễ của cây trồng

Đạm Nitrat ( NO3-): thường tan nhanh vào dung dịch đất và do mang điện tích âm nên thường di động ở trong đất. Dạng đạm này thường cây trồng sẽ hấp thu được nhiều do đặc tính di động, tuy nhiên dạng đạm Nitrat có xu hướng mất đi nhiều do quá trình trực di xuống các tầng đất sâu bên dưới  nên thường ít hiện diện trong đất.

Cả hai dạng đạm như đã trình bày ở trên đều thích hợp cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây trồng. trong thực tế do quá trình chuyển hóa đạm trong đất, các dạng đạm như đạm hữu cơ, đạm Amom đều có xu hướng chuyển hóa sang dạng đạm Nitrat, quá trình này tùy thuộc vào điều kiện đất.

Entec- công nghệ tiết kiệm đạm (DMPP)

Trong đất, đạm Amon (NH4+) được chuyển hóa bởi các vi sinh vật sang dạng Nitrite (NO2-), sau đó là dạng Nitrát (NO3-) và đạm nitrat thường bị mất đi do trực di, quá trình chuyển hóa này tùy thuộc vào loại đất, nhiệt độ, và diễn ra trong nhiều ngày. Với công nghệ DMPP có trong phân Entec sẽ làm cho quá trình này diễn ra chậm hơn trong nhiều tuần vì vậy sẽ đảm bảo nhu cầu đạm cung cấp kịp thời cho nhu cầu phát triển của cây trồng, cơ chế của công nghệ DMPP là làm cho vi khuẩn Nitrosomonas ngủ nên làm cho quá trình chuyển hóa này kéo dài hơn.

Các yếu tố dinh dưỡng có trong phân Entec:

Entec là phân phức hợp với công nghệ sản xuất âu châu, tất cả dinh dưỡng trong 1 hạt phân với đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng.

Đạm ở trong phân Entec ở hai dạng là đạm Amon( Nh4+) và đạm Nitrat ( NO3-) với tỷ lệ tương ứng 30% và 70% với 2 dạng đạm này cho cây trồng sử dụng ngay mà không qua quá trình chuyển hóa như các loại phân đạm khác như Ure và với công nghệ tiết kiệm đạm sẽ giúp hạn chế quá trình thất thoát so với các phân bón thông thường từ 30% - 40% tùy loại đất, cách bón và điều kiện thời tiết.

Các dạng dinh dưỡng khác như Lân (P) , Kali (K), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S) đều ở dạng cây trồng dễ hấp thu.

Ngoài các nguyên tố đa trung lượng, trong phân Entec còn có các nguyên tố vi lượng như Zn, Bo, …

Một đặc điểm trong phân Entec khác biệt với các loại phân thông thường là sau khi bón, các chất dinh dưỡng đã được phóng thích thì  Entec còn để lại một lớp Canxi cho đất, giúp đất thêm tơi xốp màu mỡ, nâng cao PH cho đất, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bón Entec sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thu các vi lượng có trong đất.

Hiện ở thị trường Việt Nam, công ty Behn Meyer có 3 dòng sản phẩm Entec với các công thức khác nhau:

Entec 20-10-10:  Sử dụng cho giai đoạn chăm sóc thu hoạch & chuẩn bị cho giai đoạn làm bông

Entec 12-12-17:  Sử dụng cho giai đoạn nuôi trái, với 100% K2SO4 giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Entec 25-15 : Sử dụng cho Lúa ở lần bón phân thứ nhất và thứ hai, cũng có thể sử dụng cho cây ăn trái ở giai đoạn tương tự như 20-10-10

Bón Phân Kali Cho Lúa Hè Thu

*Trả lời:

Bón phân Kali cho lúa hè thu

Trong ba yếu tố dinh dưỡng N-P-K cho Lúa, Kali là yếu tố thứ ba cây cần sau đạm và lân nhưng lại là nguyên tố cây hút nhiều nhất tuy nhiên vai trò của phân kali đối với cả quá trình sinh trưởng phát triển của lúa ít được bà con nông dân quan tâm, đa phần bà con thường chủ yếu bón phân kali vào giai đoạn cuối vu. Lượng Kali có trong đất ở Đồng bằng sông cửu long tuy lớn nhưng năng suất cây lúa càng cao, trồng nhiều vụ/năm thì cây trồng lấy đi càng nhiều kali. Mặt khác, thời gian để đất hồi phục lại hàm lượng kali vốn có lại ngắn thì cần phải bổ sung kịp thời kali cho lúa.

Nếu chỉ chú ý bón nhiều phân đạm cho lúa mà không chú ý đến bón phân kali sẽ dẫn đến mất cân đối và bị thừa đạm. Khi cây bị thừa đạm, cây sinh trưởng nhanh, lá phát triển nhiều, Ruộng bón thừa phân đạm thường bị sâu bệnh tấn công, thân yếu, bộ rễ kém phát triển lúa thường bị đổ ngã vào cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thu nhập của nhà nông

Để giúp nhà nông chủ động cung cấp kịp thời kali cho đất, công ty Behn Meyer cộng hòa liên bang Đức đưa ra thị trường dòng sản phẩm phân bón phức hợp Korn kali +B chứa Kali và các khoáng tố trung vi lượng như Mg, S, B có nhiều ưu điểm:

Cung cấp Kali và các khoáng tố đa, trung vi lượng tinh khiết cho cây trồng, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng cường khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi ( khô, hạn, phèn mặn)

Ngoài ra, còn giúp lúa cứng cây, hạn chế đỏ ngã tăng cường khả năng làm bông và tạo hạt, tăng số lượng hạt chắc trên bông, hạt nặng, vàng sáng, chín tới cậy

Korn kali +B còn chữa các khoáng tố trung, vi lượng thiết yếu cho cây trồng như Mg, S và B.

Qua nhiều năm nghiên cứu, và trình diễn ở các vùng đất khác nhau ở đồng bằng sông cửu long, chúng tôi giới thiệu bà con nông dân quy trình bón phân lúa như sau:

+ Lần 1 ( 7-10 NSS) : 20-30 kg Korn kali +B /ha kết kết hợp 120 kg/ha Entec 25-15

+ Lần 2 (18-22 NSS): 20-30 kg Korn Kali +B kết hợp với 120-150 kg/ha Entec 25-15

+ Lần 3 ( 38-45 NSS) liều lượng 40-60 kg/ha Korn Kali +B kết hợp với 100 kg/ha Entec 25-15

Bón rước hạt: 50 kg/ha Korn kali + B

Với quy trình bón phân này chắc chắn sẽ đảm bảo cho bà con nông dân có một vụ mùa thắng lợi.

Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Cây Cà Phê

*Trả lời:

Chăm sóc cà phê giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch

Câu 1: Những lưu ý khi chăm sóc cây cà phê vào mùa khô?

Bà con lưu ý một số biện pháp chăm sóc như sau:

+ Thời gian tưới đợt 1 vào khoảng đầu tháng 2 đây là thời gian thích hợp cho cây cà phê ra hoa và đậu trái. Liều lượng tưới 400 – 500 lít cho lần đầu, các lần sau tưới ít hơn 20%. Chu kì 20 – 30 ngày/lần với đất Bazan, với đất pha cát thì lượng nước tưới ít hơn và chu kì ngắn hơn.

+ Chú ý điều chỉnh chu kì tưới theo thời tiết: nếu trời nắng khô, gió nhiều thì tưới sớm hơn. Nếu thời tiết quá khô hạn và thiếu nước trong đợt tưới tiếp theo thì phải tủ gốc để keo dài chu kì tưới.

+ Trong giai đoạn tưới nước cho cây cà phê vào những buổi sáng thấy xuất hiện các cơn mưa, nếu mà mưa nhiều quá ảnh hưởng tới sự thụ phấn của cây cà phê bà con có thể sử dụng các chế phẩm chứa Bo, Zn, chất điều hòa sinh trưởng để tăng cường việc nở hoa và tăng tỉ lệ đậu quả trong điều kiện thời tiết bất lợi.

+ Trong đợt tưới đầu tiên bà con không cần bón phân (cây cà phê giai đoạn này chưa có nhu cầu dinh dưỡng). ở đợt tưới thứ 2 bón phân NPK chuyên dùng cho mùa khô với hàm lượng N cao, có bổ sung các nguyên tố trung vi lượng  khác cho cây cà phê trong giai đoạn này.

+ Sau khi thu hoạch bà con cần tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành còi cọc, hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất, hay nhũng cành thứ cấp quá dày vượt trên tán và chú ý khi tỉa cành vết cắt phải ngọt tránh làm xướt cành. Sau khi bón phân các cành mới đâm ra tiếp tục tỉa cành không cần thiết để có bộ tán khỏe, cân đối.

+ Trong mùa khô bà con cần chú ý rệp vảy xanh, rệp sáp, mọt đục cành trên cây cà phê.

>>  Đối với rệp: chỉ phun thuốc khi 10% số chum quả trên cây có rệp, phải sử dụng các loại thuốc chuyên dụng nhưng ít độc.

>>  Đối với mọt đục cành: không có thuốc đặc trị, cần phát hiện sớm và cưa bỏ các cành bị mọt phá hại.

Câu 2: Sau thu hoạch gặp những cơn mưa nhẹ, điều kiện lạnh buốt, sương muối có thể tiết kiệm được một lần tưới mà cây cà phê chưa kịp phân hóa mầm hoa thì nên làm những gì?

Đối với các vườn đã nở hoa thì không cần tác động thêm.

+ Với các vườn nở hoa nữa chừng thì bà con nên tiếp tục tưới để cây cà phê tiếp tục nở hoa.

+ Với các vườn chưa phân hóa mầm hoa đầy đủ, hoa chưa cương lên thì không cần tác động thêm.

+ Giai đoạn này cây cà phê chưa cần dinh dưỡng nhiều nên chưa cần bón.

Câu 3: Chăm sóc cà phê trong giai đoạn thu hoạch như thế nào?

+ Bà con nên thu hoạch khi quả vừa chín (không nên hái xánh quá và chín quá) sẽ ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất và năng suất của vườn cây.

+ Khi hái đợt đầu ít nhất phải có 80% quả chín, và nên hái lựa không nên tuốt nguyên cành (tuốt nguyên cành sẽ làm rụng lá cà phê và ảnh hưởng đến các đốt sắp mang trái cho vụ sau).

+ Đợt hái tiếp theo khi đạt 80% quả chín của phần chừa lại sau đợt đầu thì thu hái toàn bộ.

+ Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vươn (cắt tỉa cành khô, cành sâu bệnh, nhặt sạch hạt cà phê rụng dưới gốc…) tránh sâu bệnh phát triển.

Câu 4: Nguyên nhân cà phê đang trong giai đoạn thu hoạch mà một số cành dự trữ lại phân hóa mầm hoa mạnh là gì và có nên tưới nước hay không?

+ Nguyên nhân chủ yếu là do khô hạn, và xảy ra chủ yếu ở nhũng vườn không có cây che bóng, chắn gió.

+ Về vấn đề tưới nước thì nên xem xét thực trạng của vườn cây. Nếu hoa chưa phân hóa ra tới đốt ngoài cùng thì chưa nên tưới (nếu ta tưới nước sẽ làm phân hóa mầm hoa ở các đốt bên trong và sẽ hạn chế việc phân hóa mầm hoa ở các đốt ngoài cùng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sau này).

Câu 5: Vườn cà phê nhà tôi chưa thu hoạch mà bị trời mưa nên ra hoa trắng xóa xin hỏi phải làm như thế nào?

Cây cà phê cần một giai đoạn khô hạn dài để phân hóa mầm hoa, nên trong giai đoạn thu hoạch cây cà phê ra hoa tỉ lệ không nhiều vì vậy bà con yên tâm thu hoạch bình thường, không cần tưới đuổi. trừ trường hợp thu hoạch xong một tháng gặp mưa lượng hoa nở vài chục phần trăm thì nên tưới đuổi, còn nếu lượng hoa nở chỉ 5 – 10% thì không nên tưới đuổi vì cây cà phê tự điều chỉnh về mặt sinh lý (lượng hoa mất đi vào giai đoạn này thì sẽ được bù lại vào lần ra hoa tập trung sau).

Tưới nước cho cây cà phê

Câu 1: Cách tưới nước hợp lý và giải pháp lâu dài cho cây phê?

+ Đến mùa thu hoạch: đợi cây cà phê chín hẳn mới bắt đầu thu hoạch. Để khoảng thời gian 2 – 3 tháng khô hạn để cây cà phê phân hóa mầm hoa.

+ Xác định đúng thời điểm lần tưới thứ nhất: lúc cây cà phê phân hóa mầm hoa ra tới đốt ngoài cùng ở phía ngoài.

+ Lần tưới đầu 500 lít/cây. Các đợt sau 300 – 400 lít/cây/lần.

>> Cần có các biện pháp chống bốc thoát hơi nước: trồng các cây che bóng, chắn gió trong vườn cà phê.

>> Keo dậu, sầu riêng: mật độ 70 cây/ha (12 x 12 m)

>> Muồng đen: mật độ 34 cây/ha (24 x 12 m)

>> Bơ: mật độ 50 cây/ha (12 x 18 m)

>> Tiêu trồng trên trụ sống: mật độ 140 – 220 trụ/ha (12 x 6 m hoặc 15 x 3 m)

+ Sử dụng tàn dư thực vật hay rơm rạ tủ gốc cũng làm hạn chế bốc thoát hơi nước.

+ Thường xuyên bón phân hữu cơ cho đất. bón phân cân đối và hợp lí, bổ sung trung vi lượng.

+ Chọn các giống chịu hạn.

+ Hiện nay tại Viện Khoa học Kĩ thuật Nông Lâm nghiêp Tây Nguyên có giống chín chậm hơn các giống khác từ 20 – 30 ngày có thể tươi muộn hơn.

Bón phân cho cây cà phê

Câu 1: Tình trạng phân bón kém chất lượng trên thị trường rất nhiều vậy làm thế nào để lựa chọn phân đúng chất lượng?

Bà con nên mua phân bón của các đại lý có uy tín, của các công ty có thương hiệu thì sẽ đảm bảo hơn

Câu 2: Bón phân cho cây cà phê như thế nào là đúng cách?

+ Không nên bón phân đón mưa, chỉ bón phân khi đất đủ ẩm (bón phân đón mưa đôi lúc sẽ không có mưa như mong đợi cây sẽ không hấp thu được, không những thế mà còn gây hại cho đất cho cây trồng. Nếu gặp mưa lớn lượng nước nhiều làm dinh dưỡng trong phân thấm sâu vào lòng đất trong khi bộ rễ cà phê nông tập trung ở đất mặt sẽ gây thất thoát phân bón).

+ Bón bằng cách rạch hàng quanh theo mép tán cây, bón phân vào sau đó lấp đất lại. chú ý bón khi đất đủ ẩm.

+ Bên cạnh bón phân đúng cách cần bón đầy đủ và cân đối. bổ sung phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh và các nguyên tố trung vi lượng cho cây.

Câu 3: Một nhà vườn có hỏi: vườn cà phê nhà tôi đã trồng được 3 năm rồi vào mùa mưa này tôi bón loại phân nào là phù hợp?

Công ty Behn Meyer có dòng sản phẩm Entec 20:10:10, rất phù hợp cho cây cà phê với hàm lượng đạm cao, lân và kali cân đối rất phù hợp cho cây cà phê giai đoạn kinh doanh. Ưu điểm của sản phẩm với công nghệ tiết kiệm đạm, và để lại lớp canxi oxít giúp cải thiện độ pH.

Một số sâu bệnh hại cà phê và cách phòng trừ

Câu 1: Hiện tượng rụng trái non trên vườn cà phê và biện pháp khắc phục như thế nào?

+ Nguyên nhân: ngoài nguyên nhân tự nhiên do cây có quá nhiều quả thì sẽ rụng bớt, hoặc các vườn thiếu cây che bóng chắn gió thì gió lớn cũng làm rụng quả, sau khi mưa dầm hay nắng quá lâu cũng làm rụng quả. Bên cạnh đó rụng quả do sâu bệnh hại, bón phân chưa kịp thời, bón phân không cân đối dẫn đến rụng quả non.

+ Biện pháp phòng trừ:

>> Bón phân cân đối, bón phân theo từng thời kì (đầu mùa mưa ưu tiên các loại phân có hàm lượng đạm và lân cao, giữa và cuối mùa mưa ưu tiên các loại phân bón có hàm lượng đạm và kali cao hơn)

>>  Đặc biệt chú ý các loại phân bón có bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng đặc biệt là Bo và Zn. Có thể sử dụng các loại phân bón lá chuyên dụng bổ sung vi lượng cho cây cà phê.

>> Kết hợp bổ sung phân hữu cơ.

>> Sau khi mưa dầm kéo dài hay nắng hạn quá lâu cần bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê.

>> Thường xuyên thăm vườn phát hiện kiệp thời để phòng trừ.

>> Phải tỉa cành tạo thông thoáng để hạn chế sâu bệnh gây hại.

Câu 2: Hiện này vườn cà phê nhà tôi bị rụng quả xanh phải làm gì để hạn chế hiện tượng rụng quả?

Vào mùa mưa cây cà phê cần rất nhiều dinh dưỡng nếu bón không đủ liều lượng, không đúng chủng loại, tỉ lệ không cân đối thì quả cà phê sẽ bị rụng vậy bà con nên bón phân đầy đủ, cân đối giữa N, P, K, Ca, S, và chú ý bổ sung thêm vi lượng đăc biệt là Bo, Zn.

Câu 3: Vườn cà phê trên 10 năm tuổi nay có hiện tượng nứt thân nên bón loại phân gì trong thời gian này?

 Bệnh nứt thân do nấm gây ra nên cần xác định nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cà phê để chữa trị trước. để phân bón phát huy hiệu quả thì phải trị bênh nứt thân trước, đánh dấu các cây bị bệnh, dùng dao cạo hết vết nứt trên thân sau đó dùng thuốc nấm gốc Aluminium fosetyl hoặc Mancozeb + Metalaxyl… quét lên thân 2 lần cách nhau 15 – 20 ngày với liều lượng theo khuyến cáo. Chúc chị thành công!

Câu 4: Vườn cà phê nhà tôi bị bệnh rỉ sắt và nấm hồng, xin hỏi biện pháp trị như thế nào?

+ Khi cây cà phê bị bệnh rỉ sắt nặng nên ghép cải tạo thay giống (bằng các giống năng suất cao kháng bệnh rỉ sắt), vì khi đó nếu phun thuốc thì năm cũng phải phun tốn chi phí và ảnh hưởng đến môi trường cũng như người phun thuốc. cây bị bệnh nhẹ dùng thuốc Anvil, Tilt phun 2 lần vào mùa mưa tháng 6 – 7 mỗi lần cách nhau khoảng 30 ngày và liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất.

+ Bệnh nấm hồng: quản lý vườn cây thật tốt, khi phát hiện bệnh trên vài cành thì cắt bỏ và đốt để tiêu diệt mầm bệnh là cách hiệu quả nhất. nếu dùng thuốc phun thì dùng Validacin phun 2 lần và cách nhau 25 – 30 ngày với nồng độ theo khuyến cáo.

Chọn giống cà phê

Câu 1: Một số lưu ý khi chọn giống cà phê và ươm giống cà phê cho mùa mưa năm sau?

+ Hạt giống tốt sẽ là tiền đề cho cây phát triển tốt, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh.

+ Không nên lấy hạt giống trong vườn nhà mình vì cây cà phê là cây thụ phấn chéo, cây mẹ tốt, hạt to nhưng cây con chưa chắc đã mang đặc tính di truyền của cây mẹ.

+ Nên chọn hạt giống tại các cơ sở sản xuất giống uy tín (giống cà phê vối TRS1 được bộ Nông nghiệp công nhận, bà con có thể mua tại Viện Khoa học Kĩ thuật Nông Lâm nghiêp Tây Nguyên)

+ Nên xử lý hạt giống theo quy trình đã khuyến cáo.

+ Đối với những hạt mọc mầm sau là nhũng cây yếu không nên đưa vào trong bầu để trồng.

+ Sử dụng bầu có kích thước tối thiểu 13 x 23 cm, vật liệu đất bầu ngoài đất mặt sạch, phân chuồng hoai, lân, phân vi sinh có thể trộn thêm tro trấu, sơ dừa để cây phát triển tốt hơn. Chú ý đất mặt phải được lấy ở vùng đất chưa trồng cà phê và phải được sử lí trước khi đưa vào bầu (có thể trải đất ra dùng bạc nilon trong ủ lên qua nền nhiệt mặt trời làm giảm rất nhiều nguồn bệnh và tuyến trùng).

+ Trong điều kiện vườn ươm được tưới thường xuyên có nhiều loại nấm bệnh gây hại cây con đặc biệt là bệnh lỡ cổ rễ. biện pháp phòng trừ nên theo dõi thường xuyên, có thể sử dụng thuốc Validacin phun với nồng độ 0,5 % để trị bệnh. Ngoài ra hiện nay nguồn tuyến trùng gây hại trong bầu đất là rất nghiêm trọng, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma để tưới cho bầu cà phê con để hạn chế tuyến trùng và nấm gây hại.

Kỹ Thuật Canh Tác Cây Cam Sành

*Trả lời:

Câu hỏi 1: Trên đất phèn trồng mía, tràm có thể trồng cam sành hay không?

vùng đất trồng mía, tràm là đất thấp và phèn vẫn có thể trồng cam sành nếu ta thực hiện tốt:

+ Lên líp: thời gian lên líp đủ dài để hạ phèn (thời gian càng dài thì độ phèn càng thấp), không nên lên líp bằng lớp đất quá sâu vì sẽ tăng độ phèn.

+ Xây dụng hệ thống mương thoát nước hợp lí và luôn giữ mực nước ổn định cách mặt líp 50-60 cm (5-6 tất).

+ Giống : chọn giống sạch bệnh và năng suất cao.

Câu hỏi 2: Nên trồng cam sành mật độ dày hay thưa thì thích hợp?

Bà con nên trồng thưa và lưu ý đến các các yếu tố sau

+ Giống: giảm số lượng cây giống trồng.

+ Trồng dày cây phát triển cao khó chăm sóc, rễ ăn sâu đụng lớp phèn sẽ bị thối. trồng dày sẽ không lên mô cao được, khi mang trái khung tán sẽ yếu hơn nên mang ít trái, khả năng bị sâu bệnh cao, thời gian khai thác sẽ lâu hơn.

Câu 3: Giải pháp rửa phèn cho vườn cam sành vùng đất thấp?

Bà con thực hiện các biện pháp sau:

+ Ém phèn: luôn giữ mực nước trong mương ổn định cách mặt líp 50-60 cm (vì khi mương khô nước thì không khí sẽ đi vào đất và khi có nước phèn ở dưới sẽ trồi lên trên).

+ Mương nước trong vườn nên có một ống lấy nước vào và một ống xã nước ra để tránh hiện tượng đọng phèn khi rửa phèn.

+ Sử dụng vôi rải quanh gốc để tăng độ pH.

+ Hàng năm bồi một lớp bùn mỏng 2-3 cm lên mặt líp vào mùa nắng để tăng thêm dinh dương cho cây (từ lớp lá rụng và phù sa) đồng thời nâng cao mặt líp (nếu bồi vào mùa mưa thì lớp bùn sẽ không khô và không khí sẽ không vào đất được kết hợp với mực nước trong mương cao sẽ gây úng rễ), nên lấy lớp mùn nhão trên mặt mương (nếu lấy sâu thì đồng nghĩa ta đã đem bùn lên sẽ ngược với việc ém phèn ở trên).

+ Vào mùa nắng không dùng máy bơm bùn lên mặt líp vì nếu dùng máy sẽ làm bùn bít kín cát chỗ nứt nẻ trên đất sẽ không cho không khí vào đất được.

Câu 4: Công ty Behn Meyer có loại sản phẩm nào cho cây cam sành mới trồng mau đâm tượt và phát triển bộ rễ?

Công ty Behn Meyer có dòng sản phẩm Entec 25-15.

+ Với công nghệ tiết kiệm đạm và chứa hai dạng đạm NO3- và NH+4.

+ Nguồn vi lượng sẵn có từ nguyên liệu, hàm lượng đạm và lân cao sẽ giúp cây mau đâm tượt và bộ rễ phát triển khỏe mạnh, bên cạnh đó sẽ để lại lớp canxi giúp cải thiện độ pH.

+ Liều lượng sử dụng: cây mới trồng 1kg Entec pha 50 lít nước và tưới cho mỗi gốc 3-5 lít, sau khoảng 20 ngày tưới lần 2. đối với cây 5-6 tháng tuổi tiếp tục sử dụng sản phẩm Entec 25-15 với liều lượng 100-200g /gốc.

Câu 5: Ghép cây con cam sành với gốc cam mật có tốt hơn ghép cây con cam sành với gốc chanh không?

+ Cây con cam mật ghép với gốc cây chanh Vonca thì sẽ phát triển nhanh hơn, bộ rễ phát triển mạnh hơn, chất lượng trái tốt hơn. Tuy nhiên trồng trên đất phèn thì do rễ phát triển mạnh, ăn sâu sẽ đụng lớp phèn và kết hợp với nước trong mương sẽ gây ra bệnh thối rễ.

+ Cây cam mật chất lượng quả tốt, chịu phèn khá hơn, tuy nhiên dễ bị nhiễm bệnh xì mủ trên thân.

Tùy điều kiện mà bà con có thể lựa chọn cho phù hợp, và quan trọng nhất là chọn giống sạch bệnh.

Câu 6: Các nhà khoa học khuyến cáo trồng cam nên lên líp đắp mô cao tuy nhiên các nhà cho là làm như thế sẽ bị hốc, thiếu nước?

+ Vùng đất ĐBSCL là đất thấp khi trồng cam cần phải lên líp tuy là thiếu nước vào mùa khô nhưng đặc thù địa hình ĐBSCL thì rất thuận lợi cho việc tưới nước.

+ Nếu không có điều kiện tưới nước thì cây vẫn chịu được đến mùa mưa cây sẽ phát triển trở lại bình thương nhưng nếu không lên líp mùa mưa sẽ làm cây bị úng thiếu oxi và chết ngay.

Chú ý: đất làm mô phải là đất tốt (đất bãi bồi phù sa dưới sông, đất mặt ruộng, hỗn hợp đất – tro trấu – phân chuồng – lân –vôi) và hàng năm phải bồi mô, cố gắng hoàn thành trong hai năm để các mô nối liền với nhau.

Câu 7: Vườn cam đang trong giai đoạn trái bằng ngón tay cái, thì rãi phân như thế nào thì đạt hiệu quả cao?

Trước tiên ta phải quan tâm đến độ pH của đất tốt nhất 5,5 -6,5.

+ Trong giai đoạn trái non này bà con nên sử dụng dạng phân có tỉ lệ N:P:K tương đương nhau (1:1:1) để tránh hiện tượng cây đâm nhiều tượt cạnh tranh dinh dưỡng và rụng trái non.

+ Công ty Behn Meyer có sản phẩm Nitrophoska Green 15:15:15 với công nghệ hiện đại tất cả các chất dinh dưỡng trong một hạt phân, cung cấp tỉ lệ N:P:K tương đương nhau, ngoài ra cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây trồng phát triển tốt, và cung cấp thêm canxi giúp tăng độ pH đất, liều lượng sử dụng 200-300g/cây.

Với các ưu điểm vượt trội của phân phức hợp Nitrophoska 15:15:15 chúc bà con chăm sóc vườn cam đạt hiệu quả cao.

Câu 8: Trồng cam sành trên đất phèn thì có loại phân bón nào để cải thiện độ pH hay không? Và trồng cam sành trên đất phèn có giảm tuổi thọ và chất lượng quả hay không?

Ngoài việc ém phèn và rửa phèn ta còn có thể sử dụng các loại hóa chất để hạ phèn như sau:

+ Dùng vôi bón đều trên mặt líp có xới sáo và tưới nước để phát huy tác dụng.

+ Đưa chất lân vào bộ rễ, do lân không di động nên ta phải đưa vào đúng ngay bộ rễ bằng cách xới sáo nhẹ theo hình chiếu mép tán cây và cho lân vào.

+ Chất hữu cơ hoai mục (phân chuông , rơm rạ, xác bã thực vật ủ hoai mục) có tác dụng tăng pH hạ phèn.

+ Còn về tuổi thọ và chất lượng quả: cây cam cũng là một loài sinh vật nên sống trong điều kiện khắc nghiệt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nên nếu chế độ chăm sóc tốt thì có thể nâng cao tuôi thọ và chất lượng quả.

Câu 9: Trồng cam sành trên đất phèn cho năng suất cao, ít sâu bệnh thì hướng líp quay về hướng nào so với mặt trời, độ cao của mô đất là bao nhiêu, hàng cách hàng và cây cách cây là bao nhiêu?

+ Tốt nhất tạo hướng líp vuông góc với hướng mặt trời và trồng thưa với khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng từ 3 – 4 m như thế cây sẽ nhận đủ ánh sang và cho năng suất cao.

+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chia ra làm nhiều bón theo từng giai đoạn để tránh thất thoát.

+ Lên mô chiều cao 50 – 60 cm so với mặt líp, chiều rộng của mô ở trên 80 – 120 cm và chiều rộng đáy mô 120 – 140 cm.

Câu 10: Cây cam sành trồng trên đất phèn thì tuổi thọ rất ngắn chỉ thu hoạch được 1 hay 2 mùa và hay bị bệnh vàng lá gân xanh có đúng hay không? Nếu đúng thì biện pháp nào để khắc phục?. Trồng cam sành ngoài bón phân gốc thì cũng phun nhiều phân bón qua lá thì cam sành mới phát triển có đúng hay không?

Cây cam sành trồng trên đất phèn đúng là có giảm tuổi thọ nhưng không đến mức chỉ 1 hay 2 vụ. nếu chỉ thu 1 hay 2 vụ là vườn cam đó bị bệnh.

+ Bệnh vàng lá gân xanh không phải do trồng trên đất phèn mà do 1 loài vi sinh vật lây truyền qua lấy giống từ cây bệnh, từ côn trùng chích hút như rầy chổng cảnh.

+ Trên đất phèn nếu không rửa phèn tốt thì bộ rễ phát triển không tốt nên cây sẽ sinh trưởng và phát triển không tốt nên phải bổ sung phân bón qua lá.

+ Phân bón lá chỉ sử dụng khi rễ bị hại (đất phèn rễ kém phát triển), đất can thiệp (đất phèn lân bón xuống bị cố định lại), giai đoạn cây phát triển mạnh như đơm bông kết trái.

Câu 11: Vườn cam sành 2 năm tuổi dự định để lứa trái vào tháng 7 nhưng sợ tình trạng trái bị da cám. Xin hỏi có biện pháp nào phòng tránh hay thuốc nào để trị hay không?

+ Bệnh do con nhện đỏ gây ra kiểm tra bằng cách lấy lá cam bị bệnh thấy có những đôm trắng nhỏ chà vào tờ giấy trắng và đè mạnh sẽ thấy những vết máu trên giây hay dung kính lúp để xem.

+ Biện pháp phòng trừ là trồng thưa, sử dụng nước phun lên trên tán cây làm ẩm độ cao thì trứng sẽ không nở.

+ Về thuốc hóa học thường xuyên thay đổi thuốc do nhện đỏ dễ kháng thuốc Ortus, Comite….

Câu 12: Trồng cam trên đất phèn làm sao biết pH đất bao nhiêu để điều chỉnh cho phù hợp và có phải trên đất phèn bón phân nên hạn chế đạm, tăng lân, kali và phân hữu cơ?

+ Nếu có điều kiện ta nên lấy mẫu đất gửi đến các trung tâm phân tích sẽ có kết quả chính xác.

+ Biện pháp thủ công xác định pH ta đào hố sâu 30 – 40 cm (có thể tới 50 cm tùy loại đât) trên vách hố theo chiều ta lấy một lớp đất mỏng từ trên mặt xuống tới đáy hố. sau đó đem phơi khô, dùng vải bó đất lại đập cho đến khi đất mịn ra sau đó cho đất 1/3 chai nước khoáng 500ml, sau đó ta đổ nước vào khoảng 2/3 chai nước khoáng, sau đó lắt đều khoảng 30 phút để độ chua trong đất hòa tan vào nước, sau đó đổ ra một cái ly đợi cho đất lắng xuống rồi dùng giấy quỳ để đo pH sau đó so với bảng màu pH.

+ Trên đất phèn hạn chế bón nhiều đạm và tăng cường lân, kali và phân hữu cơ hoai mục là đúng.

Câu 13: Cam sành trồng trên đất phèn trồng gốc ghép hay gốc chiếc tốt hơn?

Trồng cây với gốc chiếc thì thì cây phải thích nghi với điều kiện của địa phương. Nhưng cây cam sành thích nghi trên điều kiện đất phèn không bằng cây cam mật. Nên trồng với gốc ghép cam mật sẽ tốt hơn.

Câu 14: trên thị trường có nhiều loại vôi nên bón loại nào là tốt nhất. có phải bón vôi nhiều thì làm làm mất một số vi lượng trong đất, vậy bón lượng bao nhiêu là đủ cho 1000m2/ năm. Còn bón supper lân có khả năng hạ thấp phèn, tuy nhiên một số nhà khoa học cho rằng bón nhiều supper lân nhiều sẽ làm cho đất chua có đúng hay không?

+ Sử dụng vôi hạ phèn tốt nhất là dùng vôi cục (vôi sống) giá thành thấp và đảm bảo chất lượng.

+ Trên đất phèn bón vôi đến mức gọi là nhiều khi pH đạt mức 7,5 – 8 thì chắc chắn sẽ không đủ tiền để bón. Còn nếu ta bón không rải đều mà chỉ bón 1 chỗ thì khi đến mức pH lên cao sẽ thì các nguyên tố vi lượng sẽ bị cố định lại (Fe, Cu, Zn, Mn…) không hòa tan cây không hấp thu được.

+ Lượng bón cho 1 ha:

>> Đất chua nhẹ bón 300 – 500kg/ha

>> Đất chua nhiều bón 500 – 1000kg/ha.

+ Đã có nghiên cứu tại Phụng Hiệp bón 1000kg vôi/ha thì rất tốt và 2 năm bón lại 1 lần.

+ Việc bón supper lân nhiều làm cho đất chua vì lân trong quặng Apatic không hữu dụng, nên cho axit sunphuric vào thì lân trong quặng mới hữu dụng, và khi bón nhiều thì chính axit sunphuric sẽ làm cho đất chua.

Câu 15: Trồng so đũa trên líp và trồng lục bình dưới nước cũng có thể hút phèn ở trong đất, xin cho hỏi cách làm này có hiệu quả hay không?

Cây so đũa là cây họ đậu nên có khả năng cố định đạm, và trong mùa nắng cây cam cần che nắng đến 30% nên rất tốt chứ không có tác dụng hạ phèn.

+ Cây lục bình thì có khả năng hút các kim loại nặng trên đất phèn, tuy nhiên cây lục bình cũng có nhược điểm là cản trở một phần rửa phèn qua hệ thống mương nước rửa phèn. Khi đem vớt lục bình lên nên đem ra khỏi vườn cam vì nếu để trên líp thì các kim loại nặng này sẽ đi trở lại vào đất.

Giải pháp dinh dưỡng cho cây thanh long

*Trả lời:

thanhlong



Giải pháp dinh dưỡng cho cây chôm chôm

*Trả lời:

cc


cc-1

cc-2

Các dưỡng chất thiết yếu trên cây trồng

*Trả lời:

vt-ty

Entec Special 12-12-17

*Trả lời:

Đồng bằng sông cửu long là vùng có diện tích cây ăn trái lớn của cả nước với diện tích khoảng 300 ngàn ha. Trong những năm qua đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản như Bưởi da xanh ở Bến Tre, Bưởi năm roi ở Vĩnh Long, Vú sữa Vĩnh Kim ở Tiền Giang, Quýt hồng Lai Vung ở Đồng Tháp…

Những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng đã được bà con nông dân áp dụng vào sản xuất, trong các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, phòng trừ dịch hại để đảm bảo cho cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng tốt và ổn định đảm bảo tiêu chuẩn cho tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu thì phân bón giữ vai trò hết sức quan trọng.

Cây ăn trái có thời gian sinh trưởng dài nên cần nhiều loại dinh dưỡng, ba yếu tố N-P-K cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng nông sản.

  • Đạm (N) : giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt. Thiếu  đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể
  • Lân (P): Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi, phân hoá mầm hoa.Thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái.
  • Kali (K): Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng nuôi trái, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi

Ngoài ra, các yếu tố trung lượng ( Ca, Mg, S), vi lượng ( Zn, Cu, Fe, Bo, Mo..) tuy cần ít nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình ra hoa, đậu quả.

Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, khi bón phân cho cây nhà nông cần chú ý đến 4 yếu tố sau

  • Cây trồng: mỗi loại cây trồng có nhu cầu cầu khác nhau về hàm luơng các chất dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ phát triển.
  • Loại đất: mỗi loại đất có các đặc tính lý, hóa học khác nhau
  • Thời tiết, khí hậu: tùy theo điều kiện thời tiết khác nhau mà chúng ta có cách sử dụng phân bón khác nhau
  • Đặc tính của loại phân bón

Tùy theo đất đai, loại cây ăn quả, giai đoạn và tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Bón phân cân đối, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật sẽ kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây có năng suất, chất lượng trái ổn định.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản bón cân đối N, P, K để cây phát triển cành, lá. Liều lượng bón theo khuyên cáo của các nhà khoa học cho từng loại cây trồng.

Thời kỳ kinh doanh: tùy theo lượng  N:P:K mà cây trồng lấy đi để bón bổ sung cho cây, liều lượng theo khuyến cáo của các nhà khoa học cho từng loại cây, nhìn chung đối với  cây ăn trái có 4 giai đoạn bón phân chính

  • Sau thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi.
  • Trước xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây thật sung khi xử lý sẽ cho phát hoa dài, tỷ lệ đậu trái cao. Giai đoạn này cần nhiều lân và kali.
  • Giai đoạn nuôi trái: Cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, cho trái to, đảm bảo năng suất, chất lượng trái.
  • Trước khi thu hoạch:  bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái

Về cách bón:

  •  Cần lưu ý bón dưới hình chiếu tán cây,
  •  Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây.

Thực tế canh tác Cây ăn quả cho thấy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây đóng vai trò quyết định cho một vụ mùa thắng lợi, từ thực tế đó công ty Behn Meyer trong tháng 2 năm 2014 đã đưa ra thị trường sản phẩm Entec Special  với công thức gồm 12% đạm (N)+ 12% lân (P)+ 17% (K) và các trung vi lượng như  2% Magie (Mg), 8% Lưu Huỳnh (S), 0.02% Boron (Bo), 0.01% kẽm (Zn). Công thức của sản phẩm phù hợp với hầu hết các loại cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh.

Entec Special dạng phân phức hợp được sản xuất tại các nhà máy ở châu âu,với các thiết bị tối tân nhất trên thế giới. Sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi ở các nước châu âu, châu Mỹ và các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia).

Những lợi ích mà Entec Special mang lại cho nhà nông có thể kể đến như:

Cung cấp đầy đủ, kip thời các dưỡng chất đa, trung, vi lượng cây cần với dạng phân phức hợp ( tất cả dưỡng chất trong 1 hạt phân) giúp cho cây khỏe, tăng tỷ lệ ra hoa, hạn chế rụng trái non, trái lớn nhanh.

Entec Special có tích hợp công nghệ tiết kiệm đạm (DMPP) đạm không bị mất đi, cây trồng sử dụng nhiều hơn nên nhà nông giảm lượng bón đạm so với tập quán canh tác thông thường  30% ( giảm chi phí đầu tư)

Entec Special với 100% KS04, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành phẩm chất trái giúp gia tăng chất lượng sản phẩm ( nhà nông sẽ bán được giá hơn)

Khi bón Entec Special còn để lại một lớp Canxi giúp cho đất màu mỡ hơn đảm bảo sự ổn định bền vững trong canh tác không chỉ cho một vụ mà còn cho nhiều vụ mùa sau nữa.

Bà con bón Entec Special cho cây ăn trái với liều lượng như sau: 200-300 kg/ha, cho các giai đoạn trước ra hoa, sau đậu trái, nuôi trái lớn.

Tóm lại khi sử dụng Entec Special sẽ đảm bảo cho nhà nông một vụ mùa thắng lợi, tăng chất lượng nông sản, tiết kiệm chi phí đầu tư, từ đó nâng cao được thu nhập cho nhà nông.

Có thể nói với việc đưa ra Entec Special, Behn Meyer đã và đang thực hiện cam kết với nhà nông theo tôn chỉ mà công ty theo đuổi “ Gắn bó- Tận Tụy- Trách Nhiệm” .

Giải pháp dinh dưỡng cây có múi

*Trả lời:

cay-co-mui